Sửa Bếp Từ

Dịch Vụ Sửa Chữa Bếp Từ Tại Nhà Chuyên Nghiệp

Việc tự sửa chữa bếp từ tại nhà bạn hoàn toàn có thể, tuy nhiên nếu bạn không hiểu rõ về quá trình vận hành của bếp từ thì nên chọn địa chỉ sửa bếp từ tại nhà UY TÍN – CHUYÊN NGHIỆP để được hỗ trợ tốt nhất và sửa sai khiến bếp từ không hoạt động tốt và nhanh hư hỏng hơn.

Dịch vụ sửa bếp từ tại nhà được Bách Khoa 115 cung cấp trên toàn địa bàn Hà Nội và vùng phụ cận với thợ chuyên nghiệp, lành nghề, quy trình sửa chữa bếp từ nhanh chóng. Đặc biệt khi chọn sửa bếp từ Hà Nội tại Bách Khoa 115 bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn khi:

– Được cam kết thay thế các phụ kiện chính hãng 100%

– Bảo hành tất các các linh kiện đã thay thế 

– Cung cấp dịch vụ ngay sau 30 phút đặt lịch

– Dịch vụ linh hoạt có thể đề xuất mọi khung giờ sửa bếp từ

– Nhận sửa chữa mọi vấn đề của bếp từ các hãng

Tuy nhiên, Quý khách cần lưu ý các trường hợp không được bảo hành như sau:

– Bếp đã hết thời gian bảo hành

– Hỏng do thiên tai, hoả hoạn, nguồn điện không bình thường, bị cháy nổ…

– Có dấu hiệu đã bị côn trùng xâm nhập gây ra

– Hư hỏng được xác định là do lỗi của người sử dụng

Bếp từ bị nước chảy vào ( tất cả các loại nước nói chung ).

– Tự ý tháo dỡ, sửa chữa bởi các cá nhân hoặc kỹ thuật viên không phải là nhân viên công ty Bách Khoa 115

Trong một số trường hợp bất khả kháng, có thể thoả thuận để tìm giải pháp tối ưu sao cho cả 2 bên đều cảm thấy thoải mái.

>>> Xem thêm: Thay mặt kính bếp từ chính hãng giá rẻ!

QUY TRÌNH SỬA BẾP TỪ CHUYÊN NGHIỆP TẠI BÁCH KHOA 115:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng (tên bếp từ, tình trạng hỏng, địa chỉ nhà, số điện thoại liên lạc…). Sau khoảng 30 phút nhân viên kỹ thuật sẽ đến tận nhà kiểm tra bếp từ cho gia đình.

Bước 2: Kiểm tra tình trạng cụ thể của bếp, xác định nguyên nhân gây hỏng, kỹ thuật viên đưa ra phương án sửa chữa và báo giá cụ thể cho khách hàng.

Bước 3: Khi khách hàng đồng ý, nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành sửa chữa (thay thế linh kiện chính hãng, vệ sinh bụi bẩn ở mạch điện và quạt gió, kiêm tra dây dẫn và các giắc cắm trên mạch điện).

Bước 4: Sửa bếp từ xong sẽ tiến hành lắp đặt lại vị trí cũ và chạy thử để kiểm tra: nguồn điện, dòng điện tiêu thụ, tốc độ nấu, cảm biến báo nhiệt, dây dẫn, ổ cắm… có đạt tiêu chuẩn không.

Bước 5: Nếu đạt yêu cầu nhân viên kỹ thuật sẽ báo cáo để khách hàng nghiệm thu, viết phiếu thu kiêm phiếu bảo hành ghi đầy đủ thông tin khách hàng, tình trạng hỏng, nội dung sửa, giá tiền và thời gian bảo hành.

sửa bếp từ tại hà đông

Sửa bếp từ uy tín, chất lượng.

Hướng Dẫn Khắc Phục Nhanh Mã Lỗi Bếp Từ Do Sử Dụng Sai Cách

Bách Khoa 115 xin tổng hợp lại một số mã lỗi bếp từ do sử dụng sai cách, nguyên nhân và cách giải quyết

Bếp từ báo lỗi E0

Mã lỗi E0 bếp từ có thể do nồi chảo không phù hợp hoặc không được đặt đúng cách trên bề mặt nấu.

– Không có nồi/chảo hoặc nồi/chảo không phù hợp: Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên tắc từ tính. Nếu không có nồi hoặc chảo trên bếp, hoặc nếu nồi/chảo không có tính từ (không hấp thụ từ trường), bếp từ sẽ không hoạt động và báo lỗi E0.

– Nồi/chảo không được đặt đúng cách: Nếu nồi hoặc chảo được đặt không đúng cách, không hoàn toàn tiếp xúc với bề mặt nấu hoặc không ở trung tâm vùng nấu, bếp từ cũng có thể báo lỗi E0.

Khắc phục: bạn cần lựa chọn nồi chảo phù hợp với bếp từ, có đáy nhiễm từ cao, đồng thời, hãy chọn kích thước nồi chảo phù hợp với vùng nấu.

Nếu đặt thiết bị nấu ăn phù hợp lên vùng nấu mà bếp vẫn báo lỗi E0, hãy ngắt nguồn điện trong vòng 30s và khởi động lại.

Bếp từ báo lỗi E1

Mã lỗi E1 bếp từ  xuất hiện khi hệ thống muốn cảnh báo rằng tình trạng bếp đang bị quá nhiệt. Nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ và độ bền của bếp. Tuy nhiên, E1 hiển thị nghĩa là bếp đã tự động ngắt, bếp của bạn đã được an toàn!

Cách giải quyết: Phải đợi cho bếp nguội hoặc đến khi mã lỗi biến mất mới có thể sử dụng bếp như bình thường. Thường thì bếp sẽ nguội hoàn toàn trong 15 – 20 phút. Nếu muốn đẩy nhanh tiến độ bạn có thể bỏ nồi ra khỏi vùng nấu của bếp, bật quạt hướng vào bếp,… để bếp nguội nhanh hơn.

Bếp từ báo lỗi E2

Lỗi E2 bếp từ thường liên quan đến vấn đề về nhiệt độ cao

Nguyên nhân gây ra lỗi E2 bếp từ:

Nhiệt độ quá cao:

– Khi bếp từ hoạt động trong một khoảng thời gian dài hoặc ở mức công suất cao mà không được làm mát đúng cách, nhiệt độ trong mạch điện hoặc ở bề mặt nấu có thể tăng vượt ngưỡng cho phép.

– Thiếu không gian xung quanh bếp từ hoặc lắp đặt không đúng cách có thể ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt, dẫn đến tăng nhiệt độ.

Tản nhiệt không hiệu quả:

– Bếp từ cần có khả năng tản nhiệt hiệu quả để tránh tình trạng quá nhiệt.

– Nếu lưu thông không khí bị cản trở hoặc cấu trúc tản nhiệt bị hỏng, nhiệt độ có thể tăng nhanh, gây ra lỗi E2

Giải pháp trường hợp cho lỗi E2 này:

Đầu tiên, tắt bếp từ và đợi khoảng 5-10 phút trước khi khởi động lại. Điều này giúp bếp từ có thời gian hạ nhiệt và cũng có thể giải quyết một số lỗi tạm thời.

Đảm bảo rằng bếp từ được đặt ở nơi thoáng đãng và không bị kín đáo, giúp tăng cường khả năng tản nhiệt và tránh sự quá nóng. Cảm biến nhiệt cần được kiểm tra và làm sạch nếu cần thiết, vì nó có thể bị tắc nghẽn hoặc dơ bẩn.

Cũng nên kiểm tra mạch điện và cổng kết nối của bếp từ, đảm bảo chúng kết nối chặt chẽ và không bị hỏng.

Bếp từ báo lỗi E3

Lỗi E3 trên bếp từ do điện áp vào bếp quá thấp hoặc quá cao.

Khi bếp từ báo lỗi E3 bạn cần tắt bếp và kiểm tra nguồn điện. Nếu do điện lưới tạm thời mất ổn định, bạn cần chờ cho đến khi điện lưới ổn định rồi thử bật lại. Nếu lỗi vẫn còn, người dùng nên liên hệ với dịch vụ bảo hành hoặc kỹ thuật viên chuyên nghiệp để kiểm tra và sửa chữa

Lỗi E4 bếp từ

Trong quá trình sử dụng, nếu thiết bị của bạn có tiếng “tít” gián đoạn, đồng thời màn hình hiển thị E4 thì đó là lúc bếp từ xảy ra lỗi.

Lỗi E4 bếp từ tuy không phổ biến, tuy nhiên sẽ xuất hiện trong trường hợp sau:

– Sử dụng bếp với công suất lớn trong thời gian dài. Bảng điều khiển bếp từ sẽ báo lỗi E4 khi nhiệt độ nồi nấu vượt quá 280 độ C. Tình trạng này xảy ra trong trường hợp bạn đun nấu nồi, chảo trong thời gian dài với nhiệt độ cao liên tục. Từ đó, bếp hoạt động quá tải dẫn đến việc tự ngắt và hiển thị mã lỗi.

– Lắp đặt bếp sai vị trí. Nếu không lắp đặt bếp từ tại vị trí thông thoáng, thuận tiện cho việc tỏa nhiệt thì lỗi E4 có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

– Nguồn điện không ổn định

Vậy cách xử lý lỗi E4 bếp từ là gi?

Khởi động lại bếp từ:

– Tắt nguồn và rút phích cắm của bếp từ ra khỏi ổ cắm điện.

– Đợi khoảng 5-10 phút sau đó cắm phích và bật nguồn trở lại.

Làm sạch bếp từ:

Bụi, dầu mỡ, và các chất cặn bã khác có thể gây ra lỗi. Làm sạch bề mặt và khu vực xung quanh bếp từ để đảm bảo không có chất cản trở.

Lỗi E5 bếp từ

Khi sử dụng bếp từ, nếu trở cảm biến (IGBT) bị quá nhiệt, bếp từ báo lỗi E5. Nếu để tình trạng này kéo dài, các linh kiện bên trong bếp có thể bị tổn hại.

IGBT là linh kiện bán dẫn quan trọng của bếp từ. Chúng có công dụng như công tắc điện tử có khả năng bật, tắt, chuyển đổi và điều khiển nguồn điện. IGBT giúp bảo vệ quá trình nấu ăn diễn ra an toàn, tiết kiệm năng lượng và kéo dài tuổi thọ bếp.

Lỗi E5 trên các bếp từ thường liên quan đến vấn đề nhiệt. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến cho lỗi E5:

* Quá nhiệt: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất cho lỗi E5. Khi bếp từ hoạt động trong một khoảng thời gian dài và không được làm mát đúng cách, nhiệt độ bên trong bếp có thể tăng lên quá cao, dẫn đến lỗi E5.

* Lắp đặt không đúng cách: Nếu bếp từ được lắp đặt trên một bề mặt không phẳng hoặc không có không gian đủ để làm mát, nó cũng có thể gây ra lỗi E5.

* Cảm biến nhiệt bị lỗi: Cảm biến nhiệt là một phần quan trọng của bếp từ, giúp kiểm soát và giới hạn nhiệt độ của bếp. Nếu cảm biến nhiệt bị lỗi hoặc không hoạt động đúng cách, nó có thể gây ra lỗi E5.

* Sử dụng nồi, chảo không phù hợp: Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý từ trường. Do đó, không phải tất cả các nồi và chảo đều phù hợp để sử dụng trên bếp từ. Nếu sử dụng nồi, chảo không phù hợp hoặc có đáy không phẳng, bếp có thể không nhận diện được và gây ra lỗi E5.

Bạn có thể tham khảo một vài giải pháp tới từ chúng tôi:

Làm mát bếp từ:

– Tắt bếp và rút phích cắm ra khỏi ổ điện.

– Để bếp nghỉ ngơi trong khoảng 15-30 phút để nó tự làm mát.

– Sau khi bếp đã làm mát, cắm lại và bật máy để xem lỗi có được khắc phục không.

Kiểm tra lắp đặt:

– Đảm bảo bếp từ được lắp đặt trên một bề mặt phẳng và có không gian đủ để làm mát xung quanh.

– Nếu có bất kỳ vật cản nào ở phía dưới bếp (như khăn, giấy, v.v.), hãy loại bỏ chúng.

Kiểm tra nồi, chảo

– Sử dụng nồi, chảo phù hợp cho bếp từ và đảm bảo chúng có đáy phẳng.

– Thử sử dụng một nồi hoặc chảo khác để xem lỗi có tiếp tục xảy ra không.

Khôi phục cài đặt gốc:

– Một số bếp từ cho phép bạn khôi phục lại cài đặt gốc. Đọc hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo trực tuyến để biết cách thực hiện.

Bếp từ báo lỗi E6

Mã lỗi E6 bếp từ  xuất hiện trên một số bếp từ và thường liên quan đến sự cố với cảm biến nhiệt hoặc nhiệt độ xung quanh bếp từ quá nóng.

Các nguyên nhân gây ra lỗi này có thể là do cảm biến nhiệt hỏng, bếp hoạt động trong thời gian dài mà không có sự tản nhiệt hiệu quả, quạt tản nhiệt hỏng hoặc bị kẹt, hoặc môi trường xung quanh bếp từ quá nóng.

Để xử lý lỗi này, bạn có thể thử tắt bếp và đợi cho nó tự làm mát, kiểm tra xem quạt tản nhiệt (nếu có) có hoạt động đúng cách không và không bị kẹt, và kiểm tra cảm biến nhiệt.

 

Lỗi bếp từ không nhận nồi

Nguyên nhân

* Chất liệu nồi không tương thích với bếp từ. Nguyên nhân chính khi bếp từ không nhận diện nồi nấu đó là bởi bạn dùng sai dụng cụ nấu nướng. Một số chất liệu nồi nấu không sử dụng được với bếp từ như: nhôm, thủy tinh, đất,…

* Đặt sai vị trí nồi nấu. Nếu bạn đặt nồi, chảo lệch khỏi vùng nấu, bếp từ sẽ báo lỗi và không hoạt động.

* Đáy nồi không bằng phẳng. Nếu đáy nồi, chảo của bạn bị cong, vênh, không bằng phẳng, vùng nấu sẽ không nhận diện và hoạt động.

* Lỗi công suất điện của bếp. Mỗi loại bếp sẽ được thiết kế với mức công suất khác nhau. Khi bếp không nhận diện nồi, có thể công suất hoạt động của bếp không phù hợp với nguồn điện, hiệu điện thế trong quá trình lắp đặt.

* Hỏng cảm biến IC. Khi cảm biết IC bếp từ bị hỏng, vùng nấu sẽ không nhận diện nồi.

Khắc phục:

Khi gặp sự cố bếp từ không nhận nồi, việc đầu tiên bạn cần làm là chọn nồi tương thích. Chất liệu đáy nồi như inox 430 cao cấp, thép không gỉ, men sắt rất phù hợp với bếp từ.

Để xác định nồi có thể sử dụng cho bếp từ, bạn có thể kiểm tra biểu tượng “induction” hoặc thử nam châm – nếu dính vào đáy nồi, nồi đó phù hợp. Đồng thời, nên đặt nồi sao cho nó nằm đúng vị trí trên bếp.

Khi mua nồi, chú ý đến thiết kế của nó. Nồi cần có đáy phẳng và đường kính trên 10cm vì bếp từ có thể không nhận biết nồi nhỏ. Đồng thời, đảm bảo rằng bếp từ bạn đang sử dụng phù hợp với hiệu điện thế ở Việt Nam và thử tăng công suất nếu cần.

>>>> Sau cùng, nếu tất cả các bước trên bạn đã thực hiện mà bếp vẫn bị lỗi. Trong trường hợp này, bạn nên liên hệ với đội ngũ kỹ thuật Bách Khoa 115để thay thế linh kiện chính hãng.

MỌI THÔNG TIN XIN LIÊN HỆ: TRUNG TÂM ĐIỆN TỬ BÁCH KHOA 115

Tel: 02439.115.115 – Hotline: 0939.888.115

Xin trân thành cảm ơn sự tin tưởng ủng hộ của quý khách hàng!

Bài Viết Liên Quan