Các Loại Mặt Kính Bếp Từ Phổ Biến Hiện Nay

Mặt kính bếp từ trên thị trường hiện nay khá đa dạng, chúng được sử dụng bằng các chất liệu khác nhau. Mỗi loại đều có ưu, nhược điểm riêng. Vậy mặt kính bếp từ loại nào tốt? Hãy cùng Bách Khoa 115 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé

Các loại mặt kính bếp từ phổ biến hiện nay

1. Kính chịu nhiệt

Các sản phẩm bếp điện từ sử dụng kính chịu nhiệt rất phong phú về sản phẩm và giá cả.

Đúng như tên gọi của nó, loại kính này có khả năng chịu được nhiệt độ rất cao, tuy nhiên vẫn đảm bảo được độ sáng bóng. Đây cũng là dòng bếp được mọi người ưa chuộng vì giá thành rẻ, sản phẩm đa dạng. Bên cạnh đó, mặt kính có khả năng chống va đập, chịu lực và chịu nhiệt tốt và không bị biến dạng khi hoạt động ở nhiệt độ cao.

Loại kính này thường được dùng cho các loại bếp từ, bếp điện hồng ngoại đơn (bếp 1 lò nấu)

>> Sản phẩm gợi ý: 

2. Kính Ceramic

Kính Ceramic rất dễ vệ sinh khi bị bám bẩn.

Kính Ceramic hay còn gọi là sứ thủy tinh, là một trong những loại mặt kính bếp từ phổ biến hiện nay. Bề mặt kính sở hữu nhiều Silic, do đó Ceramic có thể chịu đựng được sức nóng lên đến 1000 ºC. Không những có khả năng chịu được sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, loại kính này còn khó bị bám bẩn. Tuy nhiên, khả năng chịu tác động ngoại lực của kính Ceramic lại khá yếu nên bạn cần cẩn thận đừng để các vật nặng rơi vào mặt bếp trong quá trình sử dụng.

>> Sản phẩm gợi ý:

3. Kính Crystallite

Crystallite hay còn gọi là mặt kính pha lê. Đây là loại mặt kính được tạo nên từ những tinh thể pha lê. Tuy có thành phần cấu tạo gần giống với kính Ceramic, nhưng loại kính này có khả năng chịu nhiệt và độ sáng bóng cao hơn kính Ceramic.

Mặt kính bếp từ Crystallite có độ sáng bóng cao vì cấu thành từ tinh thể pha lê

Vì vậy giá thành của các loại thiết bị dùng loại mặt kính Crystallite này bao giờ cũng cao hơn loại kính Ceramic.

Ưu điểm của mặt kính bếp từ Crystallite còn là chịu lực tốt, có thể chịu được nhiệt độ dưới 800 độ C và dễ dàng vệ sinh để giữ được độ sáng bóng.

4. Kính Eurokera

Mặt kính EuroKera có xuất xứ từ Pháp.

Mặt kính EuroKera, viết tắt là (K+), xuất hiện vào những năm 1990 bởi Saint-Gobain và Corning Inc. Đây là mặt kính được sản xuất bằng sợi gốm Ceramic thủy tinh siêu bền. Mặt kính bếp từ này có khả năng chịu nhiệt cao 700 độ C và khả năng chịu ngoại lực tốt. Đặc biệt, mặt kính nguyên khối có độ bền cực kỳ cao.

>> Sản phẩm gợi ý: Bếp từ Fandi FD-730MI

5. Kính Schott

Kính Schott không chứa các kim loại nặng độc hại như asen và antimon.

Kính Schott (Schott Ceran) là thu gọn của hai từ Schott và Ceramic. Loại kính này được sản xuất dựa trên các loại kính có chất lượng vô cùng tốt. Theo đó, kính được gia nhiệt đến khoảng 700°C và làm lạnh ngay sau đó. Từ đó tạo thành lớp màng chịu lực cực cao. Đây là một sản phẩm thuộc Tập đoàn công nghệ quốc tế SCHOTT, Đức.

Một số ưu điểm phải kể đến của mặt kính bếp từ Schott Ceran:

– Mặt kính cao cấp được sản xuất đặc biệt, thân thiện với môi trường vì không chứa các kim loại nặng độc hại như asen và antimon, có thể tái chế.

– Có khả năng chịu lực chịu nhiệt gấp 3 lần các loại kính thông thường đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sử dụng và độ bền tốt nhất .

– Giữ được độ sáng bóng cao dù đã sử dụng một thời gian dài, mang đến vẻ đẹp hiện đại, sang trọng cho không gian bếp, lại dễ dàng vệ sinh.

– Mặt kính dẫn nhiệt thấp đảm bảo nấu nướng an toàn, nhiệt độ ổn định.

– Chống trầy xước và hạn chế được tình trạng nứt vỡ khi có va đập mạnh

>> Sản phẩm gợi ý: Bếp từ Batani EG-838, bếp từ Batani EG-889

6. Kính Kanger 

Kanger là thương hiệu mặt kính hàng đầu tại Trung Quốc. Loại mặt kính này còn được sử dụng trong nhiều thiết bị khác như: lò vi sóng, bếp gas, lò nướng, lò sưởi,…

Mặt kính bếp từ Kanger được nhiều người tin chọn

Khi chọn mua bếp từ, mặt kính Kanger cũng được nhiều người dùng yêu thích vì khả năng chịu nhiệt cao (dưới 700 độ C), hệ số giãn nở nhiệt lại rất thấp và có khả năng chống sốc nhiệt. Bên cạnh nó, việc khó bị trầy xước và mài mòn, cách điện tốt là những ưu điểm khiến mặt kính Kanger được tin chọn.

Bảng so sánh các loại mặt kính bếp từ

Mặt kính Tên gọi khác Ưu điểm Nhiệt độ chịu được
Kính chịu nhiệt Chịu nhiệt tốt, chịu lực tầm trung, độ sáng bóng cao, giá thành rẻ Dưới 700 độ C
Kính Ceramic Kính sứ thủy tinh Độ cứng lên đến 1000 – 4000 Mpa, khó nứt vỡ, chịu được nhiệt độ cao, dễ vệ sinh, luôn sáng bóng Từ 600 – 1000 độ C

Kính Crystallite

Kính pha lê Khả năng chịu nhiệt và độ sáng bóng cao hơn kính Ceramic, chống trầy xước tốt và không gây biến dạng ở nhiệt độ cao Dưới 800 độ C

Kính Schott Ceran

Độ bền cao, chịu lực và chịu nhiệt siêu tốt. Chống trầy xước và thân thiện với môi trường, có thể tái chế. 700 – 1000 độ C

Kính EuroKera

K+ Độ thẩm mỹ cao, chịu lực tốt và khó bị trầy xước. Có khả năng tái chế Dưới 1000 độ C

Kính Kanger

Cách điện tốt, chịu nhiệt cao, chống mài mòn và sốc nhiệt Dưới 700 độ C

Như vậy, trước khi trang bị cho gia đình một chiếc bếp từ, bạn nên cân nhắc và xem xét kỹ về mặt kính bếp từ, chất lượng và giá thành ra sao. Bởi vì mặt kính của bếp sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới độ bền của thiết bị, thẩm mỹ, chất lượng nấu nướng, cũng như sự an toàn của bạn.

Mong rằng với những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu hơn về đặc điểm của một số loại mặt kính bếp từ phổ biến hiện nay. Từ đó có thể đưa ra quyết định chọn mua thương hiệu bếp từ nào phù hợp nhất với nhu cầu và sở thích của gia đình.

Bài Viết Liên Quan