Tổng hợp nguyên nhân và cách khắc phục mã lỗi bếp từ hiển thị E0,E1,E2,E3,E4,E5,E6,E7,E8,E9

SỬA BẾP TỪ LỖI E0, E1, E2, E3, E4, E5, E6, E7, E8, E9…

Bếp từ gần như đã trở thành thiết bị không thể thiếu trong mỗi gian bếp Việt. Nhưng trong quá trình sử dụng sẽ có một số mã lỗi bếp từ hiển thị mà phần đông người nội trợ lại không biết nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ cho bạn biết cách sửa bếp từ lỗi e0, e1, e2, e3, e4,e5,e6,e7, e8, e9…

Mã lỗi E0: Lỗi bếp từ không nhận nồi, không nhận vùng nấu

Nguyên nhân: chủ yếu của lỗi này là do mạch cảm biến từ trường dưới bếp không nhận diện được đáy nồi do nồi trên bếp không phải nồi từ(không thể hút nam châm), nồi có kích thước nhỏ hơn 1/2 vòng từ thiết kế của bếp hoặc sử dụng nồi từ quá kém bếp(một số nồi của châu Âu kén bếp kén nồi) hoặc trường hợp hi hữu là những bếp từ có thiết kế chỉ nhận một số loại nồi được làm từ thép đặc biệt nhận nồi với một số tần số cảm ứng từ nhất định.

 Cách khắc phục: giải quyết vấn đề này không có gì phức tạp, bạn chỉ cần thay nồi chuyên dùng cho bếp từ là giải quyết được.Nếu như đặt nồi lên rồi, bếp vẫn hiển thị mã E0 thì bạn thử kiểm tra nồi xem có phù hợp dùng với bếp từ hay không bằng cách thử nam châm vào đáy nồi. Nếu nam châm hút đáy nồi thì nồi đó dùng được cho bếp từ còn nam châm không hút đáy nồi thì nồi bạn sử dụng không dùng được cho bếp từ, bạn hãy tìm mua bộ nồi khác thay thế.

Mã lỗi E1: Lỗi bếp từ quá nhiệt

Nguyên nhân: hiện tượng này là do bếp từ của bạn đun nấu trong một thời gian dài và công suất điện lớn dẫn đến quạt gió không hoạt động (hoặc kém) nên không thể làm mát toàn bộ bếp khiến hệ thống cảm biến nhiệt đưa ra cảnh báo và ngừng hoạt động.

Khắc phục: tắt bếp ngay và luôn nhưng không rút điện ra trong vòng ít nhất 10 phút để quạt gió tiếp tục hoạt động làm mát bếp. Trong quá trình đó phải bỏ nồi ra khỏi mặt bếp để làm giảm nhiệt độ. Sau đó để thêm 10 phút nữa rồi hoạt động lại.

Mã lỗi E2: Lỗi nguồn điện áp quá cao

Nguyên nhân: lỗi này thường không gặp nhiều do mạng lưới điện của gia đình bạn hoạt động không ổn định, cao hơn mức điện áp cho phép (240-260V) khi mức điện áp như vậy thì cảm biến công suất sẽ tự động ngắt điện và cảnh báo lỗi E2 như bạn thấy.

Cách khắc phục: Vấn đề này tương đối đơn giản – kiềm chế là sức manh. Bạn hãy dùng ổn áp để đảm bảo dòng điện là 220V thì vấn đề sẽ được khắc phục.

Mã lỗi E3: Lỗi nguồn điện áp quá yếu

Nguyên nhân: giống như lỗi E2 ở trên chủ khác là nhà bạn ở nơi nhà xa, điện lưới quốc gia tới nơi thì đã bị dùng hết hoặc đang giờ cao điểm nên nó yếu quá, bếp không hoạt động nổi.

Cách khắc phục: Hãy sử dụng ổn áp 220V như lỗi E2

Mã lỗi E4: Lỗi nhiệt độ trên mặt bếp quá cao

Chủ yếu là mức độ báo này sẽ phụ thuộc và thiết kế cảm biển của từng bếp, đối với bếp hồng ngoại định mức cảnh báo E4 sẽ cao hơn nhiều hơn so với bếp từ.

Cách khắc phục: tắt bếp đi và để nó nguội, hãy làm nó như lỗi E1, chỉ cần bếp nguội là bạn có thể nấu tiếp tục.

Mã lỗi E5: Lỗi cảm biến (IGBT) bị quá nhiệt

Lỗi E5 này thường xuất hiện khi cảm biến bị nóng quá mức độ, nguyên nhân chủ yếu là nhiệt quá nóng khi nấu làm nóng cảm biến bị nóng quá mức

Giải pháp: tắt bếp, chờ bếp nguội, nhiệt độ giảm xuống, khi lỗi không còn, bạn có thể quay lại công việc nấu ăn còn dang dở. Chỉ đơn giản là vậy thôi

Mã lỗi E6: Lỗi cảm biến nhiệt bị lỏng, tắt

Nguyên nhân: Trong thời gian sử dụng có thể cảm biến nhiệt bị lỏng, bị tắt tự động hoặc thậm chí là bị lỏng dây dẫn, bản thân tôi đã gặp tình huống này, chỉ cần mở bếp từ ra và cắm lại.

Cách khắc phục: bếp cần được làm nguội ngay lập tức bằng cách tắt bếp, nhấc nồi ra, làm thông thoáng xung quanh bếp, chờ đến khi bếp nguội rồi mới nấu ăn tiếp. Còn nếu cháy cảm biến(thường là thế) thì bạn nên đi mang lên hãng để đi thay đi cảm biến đi, thật đó.

Mã lỗi E7: Hở mạch điện

Khi bạn thấy bếp hiển thị lỗi E7 thì bếp hồng ngoại của gia đình bạn đã bị hở mạch điện rồi đấy.

Khắc phục: Bạn không thể tự khắc phục được lỗi này mà bạn cần tắt bếp sau đó gọi nhân viên của trung tâm bảo hành đến sửa chữa, hoặc mang ngay đến trung tâm bảo hành.

Mã lỗi E8: Hở điện trở

Nếu bạn thấy trên bảng hiển thị điện tử của bếp xuất hiện lỗi E8 thì có nghĩa là bếp đã bị hở điện trở.

Khắc phục: Cũng giống như lỗi E7, bạn cũng không thể tự khắc phục được mà phải nhanh chóng tắt bếp sau đó mang đến trung tâm sửa chữa để kiểm tra.

Mã lỗi E9: Nhiệt độ trong bếp mất kiểm soát

Mã lỗi E9 hiển thị khi nhiệt độ trong bếp không ổn định, nguyên nhân phổ biến do đèn báo nhiệt độ bị lỗi hoặc nồi, chảo đang nấu trên bếp có đáy không phẳng

Giải pháp trong trường hợp này là thay thế nồi, chảo có đáy phẳng hơn, hoặc kiểm tra đèn báo nhiệt độ ngay khi bật bếp lên, nếu đèn hoạt động thì lỗi này sẽ không xuất hiện nữa.

Mã lỗi EF: Lỗi mặt bếp từ bị ướt

Nguyên nhân: Bề mặt, mặt kính tại nơi vùng nấu có nước ẩm, bếp không thể hoạt động được một cách tốt nhất.

Khắc phục: Bạn nên dùng một tấm vải, khăn khô và lau qua cho hết nước trên mặt bếp là xong

Mã lỗi AD: Bếp từ không nhận nồi

Nguyên nhân: Có vấn đề tiếp xúc giữa bếp và nồi – Bếp khó nhận được nồi.

Lỗi này xuất hiện khi nồi nấu quá nóng, đáy nồi lồi lõm, không bằng phẳng, phần đáy không tiếp xúc nhiều vời mặt bếp, hoặc có thể có vật cản giữa nồi với mặt bếp.

Cách khắc phục: Tắt bếp, kiểm tra lại vị trí đặt nồi, loại nồi, nếu nồi không thích hợp thì đổi nồi phù hợp hơn, nếu có vật cản thì lau sạch mặt bếp và phần đáy nồi.Lỗi này thường xảy ra khi bạn mua phải nồi nấu bếp từ kém chất lượng.

Trên đây là một số mã lỗi hiện thị cơ bản mà bạn có thể tự khắc phục được khi sử dụng bếp từ.

Khi bạn đã kiểm tra, thực hiện theo hướng dẫn mà bếp vẫn báo lỗi thì hãy liên hệ cho dịch vụ sửa bếp từ chuyên nghiệp của chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ bạn nhé: website: http://suabeptuchuyenghiep.com

Bài Viết Liên Quan